Một cái bánh trung thu truyền thống có giá bán trên thị trường từ 60-80k khiến không ít người than thở rằng quá đắt so với giá nguyên liệu nhập vào thấp.

Trung thu hay còn gọi là Tết Đoàn viên diễn ra vào giữa tháng 8 âm lịch theo truyền thống của người phương Đông. Tại các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam rất coi trọng ngày lễ này, xem nó như ngày tết quan trọng của người dân từ xưa đến nay. Tết Trung thu là dịp để mọi người trong gia đình quây quần bên nhau thưởng thức bữa cơm gia đình, ăn những chiếc bánh và uống tách trà đượm vị.

Bánh trung thu truyền thống của người Việt

Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng biết cách làm bánh trung thu, nhất là trong thời buổi hiện đại mọi người quá bận rộn để lo nghĩ đến chuyện làm bánh. Vì lẽ đó mà nhiều cửa hàng bán bánh trung thu “mọc” lên khắp nơi tùy theo nhu cầu của khách hàng. Có những tiệm bánh chuyên bán bánh rẻ và có những cửa hàng cao cấp hơn phục vụ cho giới thượng lưu.

Được biết, một chiếc bánh trung thu bình thường trên thị trường được rao giá từ 70.000 – 90.000 đồng, riêng loại bánh trung thu chay sẽ có giá từ 50.000 – 80.000 đồng. Những chiếc bánh có kích thước lớn hơn, nguyên liệu quý hơn sẽ dao động đến hàng trăm, thậm chí cả triệu một cái. Tuy nhiên, với giá trung bình của một chiếc bánh trung thu ngày nay khiến không ít khách mua hàng cảm thấy quá đắt!

Bánh trung thu theo thời gian ngày càng đa dạng

Để chạy theo thị hiếu của khách hàng, bánh trung thu ngày càng có nhiều chủng loại, hương vị, kiểu dáng, màu sắc… khác nhau. Mặc dù vậy, bất kỳ chiếc bánh nào cũng bị đẩy giá lên cao, vượt quá giá trị thực của nó.

Một khách hàng tên L. chia sẻ trên báo VNExpress cho biết: “Bánh trung thu Việt Nam ngày càng đắt đỏ. Vì cả năm chỉ có 1 vụ nên người ta mặc sức nâng giá bán lên cao. Nguyên liệu giá rẻ, có khi chẳng đến 15.000 đồng một cái, nếu làm thủ công sẽ lên 20.000 đồng/cái là lãi được 10.000 đồng rồi, những nhà máy sản xuất bánh với số lượng lớn càng có lợi hơn. Như vậy, giá bánh trung thu lên đến gần cả trăm ngàn một cái thì có hợp lý hay không?”

Nhiều người cho rằng nguyên liệu làm bánh trung thu không đắt như giá bán ra trên thị trường

Không ít người đồng tình với quan điểm của độc giả này, họ cho rằng giá thịt heo loại ngon ở trên thị trường không đắt, thêm các nguyên phụ liệu khác thì việc bán bánh 80.000 đồng/cái là không hợp túi tiền. Chưa kể đến những chiếc bánh đắt đỏ hơn nhưng nguyên liệu quý bên trong nhân bánh cũng không nhiều. Đồng thời, bánh trung thu có vị ngọt, nhiều gia vị hỗn tạp nên có lượng calo rất cao, dễ gây béo phì và không tốt cho sức khỏe.

Chưa dừng lại ở đó, cuối mỗi mùa trung thu, nhiều cửa hàng treo biển “mua 1 tặng 1” hoặc “mua 1 tặng 4”. Điều này không quá khó hiểu vì theo người đọc, họ cho rằng chỉ cần 1 cái bánh trung thu đã có thể bằng số tiền bỏ vào cho cả 4-5 cái bánh.

Nhiều cửa hàng “sale” mạnh cuối mùa trung thu

Không những thế, hiện tượng bánh trung thu trong nước có giá cao gấp nhiều lần so với bánh nước ngoài nhập khẩu vào cũng khiến nhiều người đau đầu. Một ví dụ được đưa ra, nếu bạn có 30.000 đồng thì vẫn mua được 5 cái bánh trung thu nhập khẩu cho cả gia đình có 4-5 miệng ăn.

‘Bánh trung thu ngày mỗi đắt vì chủ yếu trở thành quà biếu xén’

“Khi tôi còn là đứa trẻ, mỗi dịp trung thu là địa phương phát cho dân phố bánh trung thu để phát cho trẻ trong tổ. Bánh nhỏ thôi nhưng không khí vui, buổi tối đó lúc 19h sẽ có phim hoạt hình hay với thời lượng dài chiếu trên tivi cho trẻ xem dịp trung thu.

Còn bây giờ, kinh tế đất nước phát triển, trung thu đã mất nhiều ý nghĩa tốt đẹp từ thời xa xưa. Bây giờ trung thu là dịp để biếu xén phục vụ cho nhiều mục đích và từ cái bánh rẻ tiền năm nào được phù phép trở thành thứ xa xỉ.

Chính vì biếu xén như vậy nên chi phí này cũng sẽ cộng vào chi phí kinh doanh, sản xuất, thế là giá hàng hóa tăng lên. Sau mùa trung thu qua, có lẽ không hiếm các hộp bánh xa xỉ được vứt bỏ trước nhà cửa ai đó để đổ rác vì hết date hoặc bị mốc/

Mùa trung thu bây giờ mang ý nghĩa vụ lợi, đổi chác của người lớn là chủ yếu. Hãy nhìn vào thực tế mà thay đổi nó sao cho mùa trung thu đem lại một niềm vui gì đó cho trẻ thơ và gia đình như mấy chục năm trước”.

Độc giả Đình bình luận sau bài viết Đường đi xoay vòng của hộp bánh trung thu 3 triệu đồng. Bài viết trước kể về trải nghiệm được mời ăn những chiếc bánh trung thu có giá tiền triệu từng mua tặng đối tác của tác giả An Phước.

Trong một bài viết khác, một số độc giả cho rằng ‘Bánh trung thu Việt quá đắt’. Độc giả Phạm Minh cho rằng: “Bánh trung thu nước ta có nhiều loại quá đắt vì chủ yếu phục vụ việc tặng quà biếu xén trong các mối quan hệ. Nó trở thành hàng xa xỉ lúc nào không hay. Rất khó để thay đổi”.

Cùng quan điểm, độc giả Duy Khang nhận xét: “Âu đó cũng là sự biến tướng trong bối cảnh sự thực dụng, toan tính lên ngôi. Bánh trung thu không còn là cái bánh, mà bây giờ nó là “vật đền ơn đáp nghĩa”, nó là “hiện thân của sự cầu cạnh của người tặng”, nó là “biểu trưng của những sự cho – nhận không vô tư”.

Tôi vẫn nhớ câu bình luận của một độc giả, mà mình thấy rất đúng về bánh trung thu hiện nay: Bánh trung thu là loại bánh người ăn không mua, người mua không ăn, có thể chuyển từ người này qua người khác và ồ ạt tạm dẹp tiệm sau trung thu”.

Trong khi đó, độc giả Hoàng đặt vấn đề:

“Những ngày lễ Tết, những phong tục tập quán đều do người lớn nghĩ và định ra, người lớn ích kỷ hơn trẻ em nên cái gì cũng vơ vào, cái gì có lợi cho mình thì làm, lợi dụng cả những cái thuộc về trẻ em để làm lợi cho mình, cái gì cũng có thể lợi dụng được. Ví như lợi dụng sinh nhật con, cái, chúc thọ bố mẹ ông bà, đám hiếu hỷ để nhận quà…

Vấn đề là có ai hy sinh lợi ích của mình để làm đúng, làm đủ chức năng các việc mang ý nghĩa đúng của nó, đúng đối tượng hay là chỉ luôn lợi dụng các việc của tất cả các đối tượng để lợi dụng, lạm dụng nó, đem lại lợi ích cho bản thân?”.

a