×
×

Cậu bé người Việt rửa bát thuê, 26 năm sau trở thành đại gia nail tại Mỹ, đeo vàng kín người

Anh Việt Lê “dát” đầy những món vòng, nhẫn vàng lên người như một cách bù đắp cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của mình trong suốt những năm tháng cũ.

Quá khứ cơ cực của đại gia đeo vàng khắp người

Anh Việt Lê (51 tuổi, sống tại bang California, Mỹ) là chủ nhân tiệm nail nổi tiếng tại thành phố Allen, California với hơn 30 thợ người Việt Nam. Anh Việt có sở thích đeo vàng khắp người.

Mỗi khi công ty có tiệc, hoặc các dịp lễ lạt quan trọng, anh đều khoác lên mình đủ bộ nhẫn, vòng dày cộp, khắc hình con trâu, con rồng, chim phượng. Anh lý giải: “Con trâu tượng trưng cho sự chăm chỉ, cho sức mạnh, để nhắc nhở mình chăm “cày” còn con rồng con phụng là sự thành công, là cao quý. Số vàng này cũng nặng, mà mắc ở tiền gia công vì thợ làm rất cầu kỳ.

Mỗi lần có tiệc, tôi đều đeo để mọi người chiêm ngưỡng. Vì cuộc đời này ngắn ngủi lắm, tôi nghĩ mình có thì đeo cho xả láng, cho bõ những ngày nghèo khổ đi. Nhìn thấy vàng, tôi cũng có động lực làm việc hơn”.

Anh Việt Lê, một trong những chủ tiệm nail nổi tiếng tại Mỹ

Để có được cuộc sống như ngày hôm nay, anh Việt đã phải trải qua cuộc sống khó khăn mà đến giờ khi nhắc lại, anh vẫn còn bồi hồi xúc động.

“Năm 1990, ba mẹ tôi và hai anh em trai bắt đầu định cư ở Orlando, Florida, Hoa Kỳ. Năm đó tôi 13 – 14 tuổi. Khoảng thời gian đầu khó khăn lắm, vì các con còn đi học, chưa đi làm được. Tới khi học xong, hai anh em lao ra ngoài phụ giúp ba mẹ.

Thời điểm đó đồng tiền kiếm rất khó khăn, để có được 100 – 200 đô cũng khó vô cùng. Tôi và gia đình phải làm nhiều công việc trong một ngày mới đủ sống. Mà buồn lắm, buồn cho bản thân, thương cho ba mẹ lớn tuổi rồi mà bị người ta khinh khi.

Đầu tiên tôi làm rửa chén. Khi người phụ bàn mang đĩa dơ bỏ vào khu vực bồn rửa, tôi len lén bốc đồ ăn thừa để ăn. Làm cũng chăm lắm, mà kiếm không được bao nhiêu, tôi nhớ hoài còn bị mấy người nói: “Mày không học đại học, tương lai không có làm được gì đâu, chắc rửa chén suốt đời thôi”.

Mẹ thấy tôi rửa chén cực quá, tối nào đi làm về cũng quần áo ướt sũng, hôi hám, kêu tôi kiếm việc khác làm. Thế là tôi xin chú kia người Việt cho theo ra chợ trời để thay pin đồng hồ. Từ sáng tới chiều là chỉ ăn 1 lần thôi: 1 cái hamburger, 1 trái chuối, 1 chai nước, rồi ngồi cả ngày thay pin hoài thay hoài vậy đó, lương 20 đô/ngày”.

Sau nhiều năm vất vả, anh đã có thể có sự nghiệp vững chắc

Sau một thời gian, anh Việt xin vào khách sạn làm dọn phòng. Gọi là dọn phòng cho oai, chứ thực ra anh mô tả công việc của mình một cách trần trụi là… lau dọn toilet. Anh Việt coi đó là thời điểm đen tối nhất của cuộc đời mình, vì “ngày ngày phải quỳ xuống trước bồn cầu, có những cái khổ nhục khó nói nên lời. Nhưng rồi lại nghĩ có chết cũng phải chết ở quê nhà, không chết nơi xứ người, nên cắn răng làm tiếp”.

Anh Việt làm tại khách sạn được 6 năm, có kinh nghiệm, ngôn ngữ cũng cải thiện đáng kể, mức lương được nâng lên 3,45 đô/giờ, là mức khá ổn. Anh nhớ lại, sau đó quản lý thấy anh ngoan ngoãn, chịu khó nên chuyển cho anh làm phục vụ ngoài hành lang, chỉ phải dọn giặt ga giường.

Sau đó, anh lại chuyển sang làm đầu bếp nhà hàng, chạy xe nâng… để có thêm thu nhập. Tiền có nhiều hơn, nhưng thực ra không có bằng cấp, cũng không có danh phận gì, anh Việt khá rụt rè trong các mối quan hệ xã hội.

Caption

Vợ là người có ảnh hưởng lớn đến thành công của anh Việt hôm nay

Anh được giới thiệu cho một cô gái ở Buôn Mê Thuột, học đại học, gia đình cũng khá. “Đến giờ tôi vẫn thấy biết ơn ba mẹ vợ, khi cho phép hai đứa yêu đương, rồi kết hôn, vì thời điểm đó tôi vẫn nghèo lắm. Hai người hẹn hò nhau, ở gần thì ít mà yêu xa thì nhiều.

Tôi ở Mỹ, muốn nói chuyện với cô ấy là phải đợi khuya khuya, ra đường đứng phơi sương đêm ngay bốt điện thoại công cộng để gọi về. Mà mình đâu có nhiều tiền nạp thẻ, cứ nói được mấy câu là hết, cô ấy lại hờn dỗi nói sao anh cúp máy hoài… Vậy mà cũng cưới được nhau”.

Bước ngoặt cuộc đời, cứ ngỡ bế tắc ai ngờ nở hoa

Ngay cả khi đã kết hôn, hai vợ chồng anh Việt cũng đã có giai đoạn sống xa cách nhau. Mãi đến khi vợ sinh con đầu lòng, anh mới có thể rước hai mẹ con sang đoàn tụ.

Nhưng khi đón vợ qua, anh lại phải đối diện với biến cố lớn. Ba mẹ anh Việt, vì thương con, và cũng mặc cảm tự ti, lo sợ con dâu thay lòng nên giấu hết giấy tờ của vợ anh, không cho chị đi làm.

Run lên vì xúc động, anh kể: “Ba mẹ cũng là thương con thôi, nhưng thương kiểu đó kỳ, thương mà làm như ghét, như hại con vậy, suýt nữa là hôn nhân của tôi tan vỡ. Đi làm về mệt, ngày nào cũng thấy vợ khóc, tôi sốt ruột hỏi: “Tại sao em cứ khóc hoài, anh đối xử với em tệ lắm à?”.

Vợ thì nói: “Em vừa chân ướt chân ráo sang xứ lạ, nhớ cha mẹ, anh chị em đã khổ rồi, chăm con cũng mệt, mà ở nhà mỗi người một câu nói ra nói vô làm em khổ hơn. Thà rằng anh đừng bảo lãnh em qua”.

Cô ấy nói câu này lương tâm tôi cắn rứt, làm chồng nhưng không đủ trách nhiệm, làm đàn ông mà không thể bảo vệ người phụ nữ của mình. Nhưng tôi cũng chỉ biết động viên vợ cố vượt qua, cố đi làm nhiều hơn để chăm lo gia đình”.

Vì tình yêu, cả hai đã cùng vượt qua nhiều sóng gió

Đến khi em bé được 6 tháng, vợ anh Việt quyết định ra riêng. Chị có một người cháu ở bang California hứa sẽ giúp đỡ, chỉ nghề nail cho làm. Gia đình chia đôi, vợ đem con đi, còn anh nuối tiếc công việc làm ổn định ở Florida, thương cha mẹ nên chứ chần chừ.

Vợ anh gọi điện, chỉ nói một câu mà khiến anh quyết định vứt bỏ mọi thứ để đoàn tụ: “Anh cứ trách móc em đủ điều, mà không nghĩ con cần có cha. Giờ con tập đi, được 2 – 3 bước nó té cái đùng vì không có cha bên cạnh”. Câu nói như cứa vào tim, anh Việt quyết định vứt bỏ hết làm lại từ đầu.

Sang California, anh lại xin làm rửa chén, rồi có kinh nghiệm nấu nướng nên làm đầu bếp cho mấy quán ăn ở chợ, rồi làm bếp trưởng nhà hàng, mức lương khá cao. Sau 5 năm, anh cũng tự mở nhà hàng. Còn vợ anh, sau mấy năm làm thuê thì cũng đã được thăng hạng, làm chủ tiệm nail mà người cháu sang nhượng lại.

Từ tiệm nhỏ, vợ chồng anh Việt đã có cơ ngơi lớn

Nhà hàng của anh Việt làm ăn phát đạt. Khi anh mua lại, nhà hàng có giá 15.000 đô. Anh vận hành một thời gian, có người đến gạ bán với giá 60.000 đô. Thấy có lời, anh bán luôn.

Toàn bộ số tiền đó, anh đem về hùn với vợ, mở rộng tiệm nail. Tới giờ, hai vợ chồng anh đã duy trì tiệm nail được 11 năm, từ chỗ tiệm nhỏ tí xíu 3 – 4 thợ rồi 8 thợ, đến hiện tại là 30 thợ làm việc liên tục.

Anh tiết lộ, do kinh nghiệm lăn lộn nhiều nghề, trải qua nhiều vị trí, cuộc đời đã dạy anh cách điều hành, quán xuyến công việc kinh doanh, hiểu tâm lý khách hàng mà không cần qua trường lớp đào tạo.

Chiến lược của anh Việt gần như đi ngược lại với chiến lược của các tiệm nail nhỏ ở vùng lân cận. Ví dụ các tiệm nhỏ chỉ khi nào nóng quá mới mới mở điều hòa; còn tiệm của anh mở suốt ngày. Hoặc các chủ tiệm nhỏ hay có xu hướng bênh thợ, bỏ khách, nếu khách có phàn nàn về chất lượng thì vẫn bắt khách trả đủ, có người còn đu theo xe để đòi tiền; còn tiệm của vợ chồng anh, nếu khách không hài lòng thì sẽ không tính tiền.

Nhưng anh luôn giải thích, yêu cầu khách phải giao hẹn rõ ràng với thợ trước khi họ làm, tránh phiền toái lần sau… Theo anh, kinh doanh ở Mỹ không dễ, nhất là ngành dịch vụ, phải có sự linh hoạt và hiểu biết nhất định về khách hàng đến từ các sắc tộc, nền văn hóa khác nhau.

Tiệm nail 30 thợ của vợ chồng anh Việt

Hiện tại, sau gần 30 năm lăn lộn làm việc tại Mỹ, anh Việt Lê và gia đình đã ổn định kinh tế, thậm chí có chút dư dả. “Tập thể các anh chị em trong tiệm là ân nhân lớn của vợ chồng tôi. Cho dù có 1 triệu đô trong tay mà không có đội ngũ mạnh cũng không thể làm được.

Thợ nail nhảy việc dữ lắm, nhưng tôi có người làm 10 năm gắn bó với mình. Tôi cũng từng đi làm thuê, chịu nhiều cay cực nên tôi hiểu, tiền lương chỉ là một phần thôi. Họ ở lại là vì chúng tôi đãi ngộ họ với lòng biết ơn”, anh Việt cho hay.

Gia đình là động lực lớn để đại gia nail nỗ lực

Gia đình là động lực lớn nhất giúp đại gia nail đeo đầy vàng vượt qua những khoảnh khắc khó khăn trong đời, và cũng là “báu vật” khiến anh gia công chăm chút nhiều nhất. Sau Covid-19, bà xã anh đã yêu cầu sống chậm lại, hai vợ chồng chia ca, mỗi người chỉ dành nửa ngày ở tiệm, còn nửa ngày chăm sóc các con, lo việc nội trợ, làm vườn…

Anh Việt Lê là một minh chứng cho trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài vươn lên từ cuộc sống khốn khó, một câu chuyện khác cũng rất truyền cảm hứng đến từ Nguyễn Văn Duyến, cũng là cậu bé rửa bát thuê trở thành… ông chủ.

Bố ốm nặng, các em nhỏ dại, gia đình lâm vào túng quẫn, cậu bé Duyến từ biệt gia đình, “khăn gói” lên đường ra thủ đô tìm việc làm. Không nề hà bất cứ việc gì, cậu bé xin vào rửa bát thuê ở một quán ăn số 22 phố Đội Cấn (Hà Nội)…

Đó là hình ảnh “thuở trước” của anh Nguyễn Văn Duyến. Và với câu chuyện vượt khó vươn lên của anh cũng đã khiến rất nhiều người khâm phục.

Năm 1986, khi mới 16 tuổi, vừa học xong THCS, Nguyễn Văn Duyến cùng hai em theo gia đình đi khai hoang ở vùng kinh tế mới ở xã Dân Chủ, huyện Kỳ Sơn (tỉnh Hoà Bình) với hy vọng tạo lập cuộc sống khá giả hơn. Nhưng, tai hoạ đã ập xuống gia đình khi mẹ bị cảm và mất đột ngột. Từ đó, bố mang bệnh nặng, 3 anh em không biết trông cậy vào đâu. Mang theo món nợ 8 tạ thóc, 1 tạ gạo, cả nhà lại lần hồi trở về bám víu quê hương ở thôn Đình Tổ, xã Nguyễn Trãi (Thường Tín, Hà Tây). Trong mấy năm liền, năm nào gia đình Duyến cũng phải nhận sự “cứu tế” của hợp tác xã Nguyễn Trãi.

Bố ốm nặng, các em nhỏ dại, gia đình lâm vào túng quẫn, cậu bé Duyến từ biệt gia đình, “khăn gói”  lên đường ra thủ đô tìm việc làm. Không nề hà bất cứ việc gì, cậu bé xin vào rửa bát thuê ở một quán ăn số 22 phố Đội Cấn (Hà Nội). Công việc vất vả, đồng lương ít ỏi, nhưng vẫn không làm cậu bé Duyến nhụt chí nuôi ước mơ một ngày nào đó sẽ làm giàu bằng chính đôi tay và nghị lực của mình.

Mang mơ ước và nghị lực ấy làm hành trang cho mình, cậu bé lúc nào cũng ưu tư về những dự định trong tương lai. Những lúc vãn khách, hoàn thành công việc dọn rửa bát, cậu lại tản bộ trên các con phố Hà Nội. Đi qua Hàng Gai, thấy có bán hàng áo thêu, túi thêu, sẵn có nghề truyền thống của quê hương, nghĩ rằng mình có thể làm ra những mặt hàng xinh xắn như thế, cậu đánh liều xin hỏi thêu thuê. Bằng sự chân thành và ý chí quyết tâm, cậu bé Duyến đã xin được bà chủ cho cược chiếc xe đạp – tài sản có giá trị duy nhất của cậu để nhận một mảnh vải áo ki -mô-nô về thêu thử.

Đêm đó, về nhà, dưới ánh đèn dầu, Duyến đã thức trắng hoàn thành mẫu thêu để hôm sau nộp cho bà chủ. Hài lòng trước bàn tay tài hoa của Duyến, bà chủ đã giao thêm cho cậu 10 chiếc, rồi 20 chiếc mang về nhà. Thù lao từ tiền công thêu cao gấp nhiều lần công rửa bát nên Duyến đã quyết định xin nghỉ việc ở quán ăn và bắt đầu với công việc mới từ nghề thêu truyền thống của quê hương.

Dần dần, với đôi bàn tay tài hoa của người thợ làng nghề, cộng với bầu nhiệt huyết, Duyến đã tạo được niềm tin với các chủ đại lý ở Hà Nội. Khách đến đặt hàng ngày càng nhiều khiến cậu làm không xuể. Nghĩ tới những tay kim trong làng chưa được khai thác hết, Duyến đã tập hợp mọi người tới giúp đỡ. Ban đầu, mọi người còn chưa tin vào khả năng của anh em Duyến. Có người còn gièm pha: “Nhà nó ăn còn chẳng đủ, lấy tiền đâu mà trả công”. Nhưng dần dần, mọi người đã bị thuyết phục trước những thành quả và tự nguyện tham gia với anh em Duyến.

Không bằng lòng, an phận với công việc thêu thuê, khi đã dành dụm được chút vốn liếng, Duyến đã mạnh dạn đầu tư mua vải về, tự tay thiết kế các mẫu túi thêu và kết cườm, gắn trai, gắn sừng rồi mang ký gửi ở các đại lý. Vừa làm, vừa học hỏi để sáng tạo các mẫu mới nhất trên nền các cataloge sưu tầm từ nước ngoài, sản phẩm của anh ngày càng đẹp, được thị trường nồng nhiệt đón nhận.

Hiện nay, ngoài sản phẩm túi thêu xinh xắn, dễ thương, anh còn sáng tạo rất nhiều loại túi xách tay có gắn những ánh xà cừ lộng lẫy của vỏ trai, sự tinh xảo của những họa tiết từ chất liệu sừng. Chính vì thế, sản phẩm của anh chinh phục mọi đối tượng khách hàng.

Ngoài đơn đặt hàng trực tiếp của các công ty và đại lý trong và ngoài nước, khách hàng còn giao dịch với anh qua mạng Internet, anh bộc bạch: “Đây là phương thức giao dịch hiện đại mà tôi rất thích. Qua đó, đã bớt được rất nhiều thủ tục rườm rà và tránh những chi phí không cần thiết. Trong kế hoạch mở rộng sản xuất sắp tới, tôi sẽ chú trọng đến việc kết nối mạng Internet theo hướng chuyên nghiệp…”.

Hiên, sản phẩm của anh đã gia nhập được vào thị trường một số nước như Anh, Mỹ, Canada…

Related Posts

Thiên thần Hàn Quốc sang VN biểu diễn thì bất ngờ bị chụp lén trong phòng thay đồ, còn có cả cờ nhíp 2 phút nét căng

Hình ảnh Nancy (Momoland) đang thay đồ được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội khiến người hâm mộ vô cùng bức xúc.    Mới đây,…

Sợ vợ bòn tiền cho nhà ngoại chỉ đưa 2 triệu/tháng, lần đầu ăn Tết quê ngoại tôi run lẩy bẩy

Biết về gia cảnh nhà vợ, tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi có thể lo cho vợ con không có nghĩa là phải lo cho cả nhà…

Danh tính nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

Tối 24/5, đại diện UBND quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, đã làm rõ danh tính, thông tin năm sinh và quê quán của 11/14 nạn…

Cháy nhà trọ ở Trung Kính: Người chết cháy nhiều hơn chết ngạt

 Trong vụ cháy nhà trọ tại phố Trung Kính (Hà Nội), số nạn nhân chết cháy nhiều hơn chết ngạt vì lửa xộc thẳng vào từng phòng…

Bị đăng cờ nhíp với gái trẻ khắp cõi mạng, ca sĩ Quang Lê nổi đoá đăng luôn cờ nhíp còn nồng nhiệt hơn, không thể rời mắt vì quá đã

Mới đây, tài khoản TikTok mang tên Quang Lê có tick xanh, với hơn 58.000 người theo dõi đăng tải clip nhạy cảm giữa nam ca sĩ…

Thanh niên dùng búa đập tường cứu 3 người trong đám cháy: ‘Đừng gọi em là người hùng’

Nhìn thấy chỉ còn một lối duy nhất không có lửa bao vây, anh Tuấn cùng 2 người khác leo thang lên rồi đục tường của căn…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *