Cuộc h.ôn nhân với sự chênh lệch lớn về tuổi tác giữa cô gái 26 tuổi và người đàn ông bên kia sườn dốc 71 tuổi đã đi về đâu?

Tuổi thơ thiếu tình thương

Tháng 6 năm 1987, Trương Phượng sinh ra tại một ngôi làng nhỏ ở Ninh Hương, Hồ Nam trong sự không chào đón của cha mẹ. Gia đình cô vốn đã có 4 người con, gánh nặng kinh tế đè lên vai của hai người. Sau khi biết tin mình m.ang th.ai Trương Phượng, mẹ cô đã đến bệnh viện để ph.á th.ai nhưng bụng vẫn lớn dần. Mãi sau đi khám lại, họ mới biết người mẹ vốn là m.ang th.ai đôi. Trong cơn tuyệt vọng, người mẹ vẫn sinh ra cô.

Bận rộn chăm sóc đại gia đình, người mẹ thậm chí có lúc quên mất sự tồn tại của đứa con gái út. Trương Phượng thường xuyên không đủ cơm ăn, áo mặc. Cô không có cảm giác tồn tại trong gia đình này, ngay cả khi bị sốt cao lúc mới 1 tuổi, mẹ cô cũng không hề hay biết và thật may cô đã sống sót. Nhưng trận ốm này đã để lại cho cô những di chứng nặng nề, cơ thể luôn ốm yếu, rất dễ cảm lạnh, toàn thân suy nhược.

Trong nhà, tình cảm các anh chị dành cho Trương Phượng cũng chẳng khá hơn là bao. Nhà vốn khó khăn, nay lại thêm sự xuất hiện của một người nên thức ăn lại phải chia nhỏ hơn, làm dấy lên sự khó chịu. Cha là người duy nhất trong nhà mang đến cho Trương Phượng một chút ấm áp. Mỗi khi nhìn thấy anh chị bắt nạt con gái nhỏ, ông sẽ đi tới để ngăn cản chúng.

Do khó khăn về tài chính của gia đình và bệnh tật thường xuyên, Trương Phượng đã bỏ dở việc học hành khi đang học tiểu học. Năm cô 14 tuổi, cha cô bị đột quỵ, mất khả năng lao động. Nhìn cha mình nằm trên giường bệnh, Trương Phượng cảm thấy thực sự tuyệt vọng nhưng chỉ có thể âm thầm lau nước mắt.

Sự ấm áp hiếm hoi

Điều kiện của gia đình không có nên họ chỉ có thể tìm đến một bác sĩ làng tên Ôn Trường Lâm. Ông cũng không phải người am hiểu kiến thức y thuật, chỉ là khi trẻ đọc hai cuốn sách về y học cổ truyền, trải qua mấy chục năm thực hành cũng thu được một ít kiến ​​thức. Điều quan trọng nhất là ông gần như không lấy tiền chữa bệnh nên dân làng đều tìm đến ông khi bị bệnh.

Khi Ôn Trường Lâm đến nhà thăm khám cho ông Trương, chỉ có Trương Phượng ở nhà. Gia đình quá khó khăn để có thể đủ khả năng trả tiền cho ông hay mua thuốc. Nhìn cô bé trước mặt gầy gò xanh xao vì đói lâu ngày, Ôn Trường Lâm không nói gì nhiều mà chỉ hẹn mai sẽ quay lại và mang thuốc đến.

Nhìn thấy Trương Phượng nhỏ người mà đã rất thuần thục động tác sắc thuốc, làm việc nhà, Ôn Trường Lâm có chút đau lòng. Biết cô bé mới 14 tuổi lại không được đi học, ông lấy trong hộp thuốc của mình ra một cái túi vải có hai miếng bánh mè. Nhìn hai miếng bánh, Trương Phượng hai mắt ươn ướt. Cô chưa từng được quan tâm như vậy dù trong chính ngôi nhà của mình.

Quá trình đó, hai người trò chuyện rất hợp nhau. Thỉnh thoảng, Ôn Trường Lâm sẽ mang cho cô một số món ăn ngon. Vào sinh nhật thứ 16 của Trương Phượng, cô đã được nhận chiếc bánh đầu đời của mình do Ôn Trường Lâm tặng. Người đàn ông này thực sự đã mang đến cho cô cảm giác ấm áp hiếm có.

Dũng cảm theo đuổi tình yêu

Năm 2008, cha của Trương Phượng qu.a đ.ời vì bạo bệnh, Ôn Trường Lâm cũng không có lý do gì để lui tới đây. Lúc này, Trương Phượng đã là một cô gái 21 tuổi, người thân lo lắng sắp xếp hôn nhân cho cô để nhanh chóng bớt một miệng ăn. Tuy nhiên mai mối không thành, các chị rất không hài lòng với thái độ của cô, cho rằng cô vẫn muốn ở nhà. Hai chị em c.ãi nhau lớn, Trương Phượng tức giận thu dọn đồ đạc đến Trường Sa một mình.

Cô thuê một căn phòng rộng vỏn vẹn 10 mét vuông, làm việc trong một nhà máy điện tử và cả rửa bát thuê. Cuộc sống rất vất vả nhưng cô cũng cảm thấy thà như vậy còn hơn ở trong ngôi nhà lạnh lẽo ấy.

Điều kỳ lạ là mỗi khi cuộc sống khó khăn, người đầu tiên cô nghĩ đến đều là Ôn Trường Lâm. Dần dần, cô nhận ra mình đã yêu ông. Bản thân là gái chưa chồng, Ôn Trường Lâm cũng đã góa vợ từ lâu, cô nghĩ sao mình không thể dũng cảm để bày tỏ tình yêu này?

Nghĩ đến đây, cô trở về quê hương, một mình đến nhà Ôn Trường Lâm bày tỏ tình cảm. Sự xuất hiện đột ngột của cô thực sự khiến Ôn Trường Lâm giật mình bởi đối phương mới chỉ là một cô gái ngoài 20, trong khi bản thân đã ở cái tuổi gần đất xa trời. Mối quan hệ cách nhau 45 tuổi này hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với ông, một ông già có tư tưởng tương đối bảo thủ. Vì vậy, ông đã trực tiếp nói lời từ chối.

Nhưng Trương Phượng là một cô gái kiên trì, hoàn toàn không có khái niệm về khoảng cách tuổi tác. Cô yêu Ôn Trường Lâm và những thứ khác cô không quan tâm. Sau đó, thỉnh thoảng cô vẫn về quê hương thăm ông.

Theo thời gian, ông Ôn cũng cảm động trước cô gái này và nảy sinh tình cảm. Mặc dù cuộc sống của bản thân eo hẹp nhưng ông vẫn thường xuyên gửi một ít tiền với những mong cô có cuộc sống tốt hơn.

Một lần, điện thoại di động bị hỏng nên Trương Phượng dùng điện thoại công cộng liên lạc với Ôn Trường Lâm. Không ngờ ông Ôn lại lẳng lặng mua một chiếc điện thoại di động mới, tự tay mang đến cho cô. Trương Phượng rất cảm động và kiên quyết yêu cầu ông ở lại nhà thuê một đêm trước khi rời đi. Cuối cùng, hai người đã có một đêm bên nhau, xác nhận mối quan hệ.

Về sau, ông Ôn cảm thấy hối hận vì chênh lệch tuổi tác quá lớn, cháu trai ông cũng đã lập gia đình, nếu bị dân làng phát hiện thì sẽ không yên. Nhưng cô gái trẻ không quan tâm đến điều này, mỗi khi có người hỏi về quan hệ của bọn họ, cô đều sẽ nói Ôn Trường Lâm là người yêu của cô.

Quãng thời gian bên nhau ngắn ngủi nhưng ấm áp


Nhìn cảnh Trương Phượng nắm tay Ôn Trường Lâm trở về làng, mọi người đều bị sốc. Làm sao một cô gái trẻ có thể theo đuổi một ông già nghèo như vậy? Thậm chí, khi biết ý định k.ết h.ôn của cô, gia đình đã phản đối và cho rằng cô bị điên, chỉ có con cái của Ôn Trường Lâm là ủng hộ.

Cuối cùng, cả hai đã đến Cục Dân chính để đăng ký k.ết h.ôn vào ngày 17/4/2013. Lúc này, Trương Phượng 26 tuổi và Ôn Trường Lâm, người đàn ông cô lấy làm chồng đã 71 tuổi. Họ nở nụ cười hạnh phúc trong ánh mắt kỳ thị, thậm chí là dẻ bỉu của không ít người.

Sau khi k.ết h.ôn, Trương Phượng nhanh chóng sinh cho chồng một cậu bé mập mạp. Gia đình 3 người họ không giàu có nhưng tràn đầy tình yêu thương. Trương Phượng và Ôn Trường Lâm cũng chưa một lần c.ãi vã, thường nắm tay nhau đi dạo trong làng. Họ không quan tâm ngay cả khi ai đó chỉ tay vào mình bởi vì họ đã có điều tốt nhất trên thế gian.

Mỗi năm vào ngày sinh nhật của vợ, Ôn Trường Lâm đều chuẩn bị một chiếc bánh sinh nhật cho cô. Sự ấm áp này từ đầu đến cuối vẫn luôn như vậy, trở thành biểu tượng ngọt ngào nhất trong mối quan hệ của họ.

Tháng 5/2022, Trương Phượng tạo một tài khoản có tên “Chị Phượng và bố Ôn”, ghi lại và chia sẻ mọi khoảnh khắc của hai vợ chồng. Lúc này, cô 35 tuổi, chồng đã 80 tuổi. Nhìn hình ảnh trong video, người ta không khỏi lo lắng cho sức khỏe của ông. Sau này, mọi người mới biết Trương Phượng đã lập tài khoản này để lưu giữ những giây phút cuối ở bên chồng.

Trong video đăng tải vào tháng 9/2022, Ôn Trường Lâm phải thở ô xi. Ngày 14/10, Trương Phượng đau lòng chia sẻ chồng mình đã qu.a đ.ời. Cô cho biết mình sẽ không tái hôn và sẽ nuôi dạy con trở thành một bác sĩ giỏi.

Thay vì đ.au đ.ớn, Trương Phượng muốn lưu giữ niềm hạnh phúc và hình ảnh của vợ chồng thông qua tài khoản này. Ôn Trường Lâm đã cho cô nhìn thấy ánh sáng của cuộc đời và Trương Phượng đã mang đến cho người đàn ông bên kia sườn dốc hoài niệm về sự ấm áp của thế giới. Dù tình yêu của họ không được nhiều người hiểu và chúc phúc nhưng họ thực sự đã tìm thấy nhau.

Cô gái 27 tuổi cưới cụ ông 72 tuổi, sinh quý tử

Hai nhân vật chính trong câu chuyện lạ này là cụ ông Wen Changlin 72 tuổi và cô Zhang Feng, 27 tuổi. Họ cùng sống tại một ngôi làng nhỏ tại tỉnh Hồ Nam sau khi k.ết h.ôn hôm 17/4. Đến ngày 14/8, cô Zhang đã sinh hạ một cậu con trai.

Cặp vợ chồng ông Wen Changlin và cô Zhang Feng

Cụ Wen là một bác sỹ trong làng và trước đó đã có 3 con trai và 1 con gái với người vợ quá cố. Ông khẳng định đây chính là khoảnh khắc hạnh phúc nhất đời mình.

Mối nhân duyên của họ bắt đầu vào năm 2001, khi Zhang mới chỉ là cô bé 15 tuổi. Khi đó cha của Zhang bị đột quỵ khiến ông bị liệt. Dù gia đình Zhang quá nghèo để trang trải chi phí điều trị, nhưng ông Wen, khi đó đang sống một mình, đã chấp nhận tới ở nhà Zhang để điều trị cho cha cô.

Năm 2006, cha của Zhang qu.a đ.ời, nhưng ông Wen tiếp tục sống cùng gia đình Zhang bởi cô thường xuyên mắc chứng đau đầu. 3 năm sau, khi Zhang dần hồi phục, ông Wen quyết định ra đi. Nhưng đến lúc này Zhang mới nhận ra rằng mình đã quá quen với sự có mặt của vị thầy thuốc, người chăm sóc cô những lúc khó khăn nhất suốt 8 năm trước. Bị thôi thúc bởi cả tình cảm lẫn sự biết ơn, Zhang quyết định k.ết h.ôn với cụ ông hơn mình 45 tuổi.

Cô Zhang chở chồng và con bằng xe máy

Dư luận trong làng khi đó cũng đa chiều. Người thì lo ngại về cách biệt tuổi tác, người lại cho rằng tuổi tác không thành vấn đề trong tình yêu.

Cuộc hôn nhân của họ bắt đầu thu hút dư luận khi tờ Xiao Xiang Morning Herald đến phỏng vấn hai vợ chồng. Zhang nói: “Tôi quyết định cưới ông ấy bởi tôi nghĩ rằng ông là người duy nhất có thể cứu tôi và khiến tôi cảm thấy an toàn”.

Do khác biệt lớn về tuổi tác, khi họ có con, ông Wen trông giống như ông nội của đứa trẻ hơn là cha. Dù vậy Zhang không thấy hối tiếc. Khi được hỏi về tương lai, Zhang tỏ ra lạc quan: “Chồng tôi rất khỏe mạnh và không bao giờ bị bệnh. Chúng tôi sẽ còn sống bên nhau rất lâu”, Zhang nói.

Trong khi đó cô con gái 42 tuổi của ông Wen nói: “Gia đình tôi không phản đối cuộc hôn nhân của họ. Miễn là họ hạnh phúc chúng tôi cũng thấy vui”.