Chỉ vì 20 phút đến trễ, đôi vợ chồng phải chịu đau đớn suốt nhiều năm để nỗ lực tìm kiếm con gái.

Sự việc xảy ra vào buổi sáng ngày 18/10/2005, cô bé Trình Dĩnh (6 tuổi) mang theo cặp sách nhỏ, được mẹ đưa đến trường tiểu học Hy vọng Hồng Miếu Ba (Tây An, Trung Quốc). Trước khi đi, Kim Luân Cúc không quên dặn dò con gái đừng chạy lung tung sau giờ học, phải ngoan ngoãn đợi mẹ đến đón.

12h trưa, Trình Dĩnh đã tan học nhưng mẹ cô bé vì bận việc nên đã đến trễ hơn 20 phút. Không ngờ khi đến nơi, cô giáo cho biết bé đã về nhà một mình vì không thể đợi mẹ lâu hơn được nữa. Nghe xong, Kim Luân Cúc vội vàng gọi điện hỏi chồng Trình Trúc rằng con đã về nhà chưa. Tuy nhiên, cô bé vẫn chưa về nhà nên hai vợ chồng đã nhanh chóng huy động người thân, bạn bè cùng tìm kiếm.

Vợ chồng Trình Trúc suy sụp khi con gái mất tích

Ban đầu, mọi người vẫn hy vọng cô bé chỉ vì ham vui nên đi lạc ở đâu đó gần nhà. Nhưng tìm mãi vẫn không được nên vợ chồng Trình Trúc đã báo cảnh sát. Sau đó, cả hai còn đến các thành phố lân cận để tìm nhưng vẫn không có tung tích của con gái.

Đến năm 2010, Trình Trúc cải tiến chiếc xe tải, bắt đầu hành trình rong ruổi khắp Trung Quốc để tìm kiếm con gái. Đặt chân đến bất cứ đâu, anh đều dán “Thông báo tìm kiếm con gái” dọc các con phố. Nhưng sau nhiều năm, vẫn không có manh mối nào khiến vợ chồng anh vô cùng suy sụp.

Ròng rã nhiều năm, ôm nợ 700 triệu nhưng vẫn chưa tìm được con gái

Thực tế, cô bé Trình Dĩnh đã không rơi vào tay của những kẻ bắt cóc. Năm ấy, vì ở trường đợi mẹ lâu nên cô bé đã xin giáo viên được sự đi bộ về. Nhưng khi đến trạm xe buýt, một người phụ nữ trung niên tên là Vương Lệ nói với Trình Dĩnh: “Cô là bạn của mẹ cháu, hôm nay mẹ có việc nên không đến được nên nhờ cô đến đón cháu về nhà”.

Nghĩ rằng mẹ phải chăm sóc em gái mới sinh nên Trình dĩnh đã tin và đi theo người phụ nữ xa lạ Vương Lệ lên xe buýt. Sau đó, Trình Dĩnh bị đưa đến huyện Diên Trường, thành phố Diên An để sống với Vương Lệ và chồng là Vương Hồng Lâm. Trình Dĩnh được đổi tên thành Vương Linh và phải gọi vợ chồng Vương Lệ là bố mẹ. Nhưng đến năm 2008, mối quan hệ của Vương Lệ và Vương Hồng Lâm tan vỡ và Vương Lệ bỏ nhà ra đi.

Vì đang thiếu tiền nên Vương Hồng Lâm quyết định bán Trình Dĩnh cho ông Mạnh, bà Hình với giá 10.000 NDT (hơn 330 triệu đồng). Trước đó, ông Mạnh đã mua một bé trai đến từ Sơn Tây, giờ mua thêm Trình Dĩnh để đủ “một trai, một gái”. Sau đó, Trình Dĩnh đến sống ở Thành Đô với bố mẹ nuôi.

Thực tế, Trình Dĩnh đã bị lừa bắt cóc

Vì Trình Dĩnh đã lớn và có thể nhớ được mọi chuyện nên bố mẹ nuôi đã giám sát cô rất nghiêm ngặt. Cô dành thời gian để ở nhà, tiết kiệm để dành tiền tiêu vặt để lên kế hoạch tìm lại ba mẹ.

Năm 2009, Trình Dĩnh đã tiết kiệm được 500 NDT (hơn 1,6 triệu đồng) nhưng vì còn quá nhỏ, lo lắng không tìm được cha mẹ ruột lại gặp phải người xấu nên cô bé tạm thời bỏ cuộc. Cô muốn đợi mình lớn hơn và tiết kiệm được nhiều tiền hơn rồi mới lên đường tìm kiếm.

Đáng nói, vợ chồng Trình Trúc không phải trường hợp duy nhất bị lạc mất con. Nhiều ông bố bà mẹ mất con khác cũng đã dán lên chiếc xe những bức ảnh đứa trẻ mất tích, đồng thời mang theo “bản đồ tìm kiếm trẻ lạc” gồm hơn 2.700 trẻ em mất tích. Đi đến đâu họ cũng đến quảng trường tập trung đông người dân địa phương phát tờ rơi có hình những đứa trẻ mất tích.

Rất nhiều trường hợp trẻ em cũng mất tích

Không chỉ vậy, họ còn in thêm dòng chữ nổi bật trên tờ rơi để cảnh báo các phụ huynh khác: “Những kẻ buôn người đang chực chờ xung quanh, hãy trông chừng con cái của bạn”.

Nỗ lực tìm con suốt nhiều năm, Trình Trúc không chỉ tiêu hết tiền tiết kiệm mà còn nợ hơn 200.000 NDT (gần 670 triệu đồng). Dù vậy, nhưng anh vẫn quyết không bỏ cuộc, luôn giữ niềm tin rằng con gái sẽ trở về.

9 năm trôi qua kể từ khi bị bắt cóc, Trình Dĩnh lúc đó đang học lớp 10 và ngỏ lời với bố mẹ nuôi về việc ở nhà bán hàng kiếm sống. Thấy vậy, bố mẹ nuôi đã buông lỏng cảnh giác với Trình Dĩnh, thậm chí còn mua cho cô một chiếc điện thoại di động.

Sau khi lớn lên, Trình dĩnh đã cố gắng tìm kiếm cha mẹ mình

Lúc này, Trình Dĩnh bắt đầu tìm kiếm địa chỉ nhà của mình trên mạng dựa theo những ký ức còn sót lại. Một cư dân mạng nói với Trình Dĩnh rằng ở Tây An không có đường Đại Bạch Dương, chỉ có thôn Đại Bạch Dương và đã được quy hoạch. Cô liền kể lại câu chuyện bị bắt cóc của mình và có người cho biết đã nhìn thấy thông báo mất tích của một bé gái tên Trình Dĩnh cách đây không lâu.

Người này sau đó đã liên lạc với Trình Trúc nhưng anh cho rằng người này nói dối vì trước đó đã gặp rất nhiều kẻ lừa đảo, số tiền anh bị lừa nhiều nhất là 8.000 NDT (gần 27 triệu đồng). Để xóa tan sự nghi ngờ của Trình Trúc, người này đã gửi cho anh một bức ảnh chụp đời thường của Trình Dĩnh. Vào ngày đầu năm mới 2015, Trình Trúc đã gọi cho Trình Dĩnh dựa trên manh mối do cư dân mạng cung cấp.

Sau cuộc điện thoại, Trình Dĩnh đã vẽ bản đồ nơi cô sống trên giấy, chụp ảnh các tòa nhà xung quanh nơi cô ở và gửi cho Trình Trúc. Trình Trúc và vợ Kim Luân Cúc đã đến Chợ vật liệu số 2 Quảng Phú ở quận mới Thiên Phủ, Thành Đô vào ngày 5/1/2015. Đồng thời, họ cũng đã báo cảnh sát.

Kẻ xấu đã bị bắt giữ

Hôm đó, Trình Dĩnh đứng trước cửa tiệm tạp hóa dưới lầu, vợ chồng Trình Trúc giả vờ đi ngang qua để tận mắt nhìn cô. Chỉ bằng một ánh nhìn, họ đã chắc chắn rằng đây chính là con gái của họ bị bắt cóc 9 năm trước. Trình Dĩnh lợi dụng thời gian biểu bận rộn của bố mẹ nuôi để ra ngoài mua đồ, nhưng thực tế là liên lạc với cảnh sát và lấy mẫu máu xét nghiệm ADN.

Kết quả so sánh ADN xác nhận Trình Dĩnh là con gái ruột của vợ chồng Trình Trúc. Sau đó cảnh sát đã tiến hành bắt giữ người có liên quan trong vụ bắt cóc. Kẻ buôn người bắt cóc Trình Dĩnh đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.

Cuối cùng, sau nhiều năm ròng rã, cuối cùng ba người nhà Trình Trúc nhận lại nhau trong nước mắt.

Lạc mất con gái 3 tuổi, cha đau buồn bán hết tài sản đi tìm, 43 năm sau con bất ngờ trở về

Nhờ một bức ảnh, chị Thảo đã được trở về trong vòng tay của gia đình, điều mà chị khao khát suốt 43 năm trời.

Cha lâm bệnh vì thương nhớ, bán tài sản tìm con đi lạc

Tháng 3/1975, cả gia đình ông Châu và bà Hồ Thị Mót từ Kon Tum chạy xuống Nha Trang, Khánh Hòa lánh nạn khi chiến tranh tràn tới. Khi đi, ông bà gửi 2 con trai lớn nhờ họ hàng chăm sóc, chỉ dẫn theo 3 đứa con nhỏ, từ 1-5 tuổi.

Chạy đến đoạn sông Ba thì cây cầu gãy, ông Châu xuống sông xách nước, bà Mót trải chiếu cho 3 đứa con nằm rồi lên xe lấy bộ quần áo cho con gái là Nguyễn Thị Thu Nga (khi ấy 3 tuổi) thay. Thế nhưng vừa quay đi quay lại, bà Mót hốt hoảng không thấy Nga đâu nữa.

Cầu thông, xe chở đoàn người xuống Nha Trang. Trong 2-3 ngày ở đây, ông bà đi tìm con khắp các trại tị nạn nhưng không thấy. Sau đó ông Châu, bà Mót trở lại Kon Tum, tiếp tục tìm con gái mà không có kết quả.

Bức ảnh bé Nga ngày nhỏ.

Hai vợ chồng bán hết tài sản trong nhà để lấy tiền đi tìm con, song bé Nga bé bỏng lạc đi đâu, câu trả lời bị bỏ ngỏ. Quá thương nhớ con, ông Châu đau buồn đến phát bệnh. Ông đã phải giấu đi bức ảnh duy nhất của Nga.

Sau khi đi tìm con nhiều ngày mà không được, ông bà động viên nhau cố gắng vực dậy tinh thần, lo làm ăn để nuôi các con. Sau này, bà Mót sinh thêm được 6 người con nữa.

Nhờ bàn tay của ông Châu mà kinh tế gia đình ông bà cũng ổn định. Ngày nay, 10 người con của ông bà đều được bố mẹ chia cho lô đất rộng 5 mét, liên tiếp nhau ở mặt đường. Ông Châu đã qua đời mà chưa kịp thực hiện ước nguyện tìm lại cô con gái thất lạc năm nào.

Chị Nga (giờ có tên là Hàng Trúc Thảo) được gia đình của mẹ nuôi đưa sang Mỹ định cư.

Chị đã có chồng, con, nhưng nhiều năm qua vẫn cảm thấy trống trải, khao khát hơi ấm của mẹ.

Các con của bà Mót đều đã lấy vợ, lấy chồng, sinh con đẻ cái, đại gia đình gần 40 người sống rất thuận hòa. Dẫu vậy suốt bao nhiêu năm qua, bà Mót vẫn đau đáu nghĩ về đứa con gái thiệt thòi: “Đông con nhưng mất một đứa con tôi đau lắm. Lúc nào con cũng ở trong lòng mình, cứ nằm xuống là nghĩ về nó“.

Tìm được người thân nhờ một bức ảnh

Từ tiểu bang Iowa (Mỹ) chị Hàng Trúc Thảo, một người con từng bị thất lạc vào năm 1975 đã viết thư gửi về chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” để đăng ký tìm thân nhân, sau khi được một người bạn giới thiệu.

Theo lời kể của mẹ nuôi tôi, tháng 3/1975, dòng người từ Tây Nguyên đổ xuống Nha Trang để lánh nạn chiến tranh. Lúc đó quá nhỏ, tôi không nhớ nổi, hình như có một chú tốt bụng, thấy tôi ngồi một mình ven đường nên đã bồng tôi chạy đến trại tạm cư là trường tiểu học ở khóm Vĩnh Điềm, phường Ngọc Hiệp, Nha Trang.

Có 5 đứa trẻ tuổi từ 11 trở xuống, không có thân nhân bên cạnh, mà tôi là bé nhất. Ông trưởng thôn Vĩnh Điềm về thông báo cho bà con trong xóm biết. Mẹ nuôi tôi độc thân, chạy đến, tôi đã không theo những người khác, mà lại chạy ra ôm bà nên bà thương tôi nhiều, đưa về nuôi. Hòa bình đến, 4 đứa trẻ khác đều được người thân đến đón về cả, riêng tôi không có ai đi tìm“.

Chị Thảo trở về với mẹ và các anh chị em sau 43 năm xa nhà.

Chị Thảo nói, chị vô cùng may mắn khi được sống cùng với mẹ nuôi là bà Hàng Thị Tư. Nhưng đến năm 13 tuổi, mẹ nuôi của chị mất vì bệnh nan y. Chị bơ vơ thêm 12 năm nữa rồi mới gặp anh Lâm – người chồng mang lại hạnh phúc cho chị. Nhiều năm sau, anh chị được người thân của mẹ nuôi bảo lãnh sang Mỹ. Chị Thảo hiện tại có một gia đình hạnh phúc, có một công việc, cuộc sống ổn định.

Khi viết thư đến chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” để tìm gia đình, chị Thảo không hy vọng quá nhiều vì thông tin quá ít ỏi. Nhưng chị vẫn nhen nhóm, mong một ngày nào đó có thể gặp lại người thân.

Con gái út của bà Mót xem tivi, thấy câu chuyện của chị Thảo cùng bức ảnh thuở bé của chị đã mừng rỡ báo cho gia đình. Được chương trình kết nối, chị Thảo và bà Mót đã được lấy mẫu để xét nghiện ADN. Kết quả, chị Thảo chính là cô bé Thu Nga bị lạc năm xưa.

Năm 2020, sau 43 năm xa cách, chị Thảo đã được trở về quê nhà, về bên mẹ và các anh chị em, được thắp nén nhang lên bàn thờ tổ tiên, cho người cha đã khuất.

Chị Thảo (váy đen) dành nhiều thời gian ở bên mẹ trước khi quay về Mỹ.

Con quá mừng, quá hạnh phúc, không nghĩ chuyện này có thể xảy ra vì con đã xa cách mẹ suốt 43 năm. Nhưng nó đã xảy ra, đúng là một câu chuyện cổ tích trong đời thường, con rất là hạnh phúc. 

Con cảm thấy không còn trống trải trong cuộc sống này nữa. Mặc dù con cũng có chồng, có con, nhưng con thiếu đi tình thương của gia đình, của mẹ, của các anh chị em. Giờ thì con đã có được điều đó, con rất hạnh phúc”, chị Thảo nghẹn ngào.

Chị Thảo ở lại Việt Nam một thời gian, sau đó trở về Mỹ. Chị mua tặng mẹ một chiếc Ipad để bà cập nhật tin tức và nói chuyện với chị mỗi ngày, đồng thời lên kế hoạch đón mẹ sang Mỹ du lịch.