Đến khi về nhà, gặp lại chị dâu, người đàn ông Trung Quốc đã phải khóc nấc lên khi chứng kiến sự thật không ngờ đến.

Lớn lên trong ngh.èo khó

Tôi sinh ra trong một gia đình ngh.èo khó. Theo lời kể của mọi người, thời điểm mẹ sinh tôi khi đó cũng đã gần 50 tuổi. Cho đến khi tôi lên lớp 6, bố mẹ lần lượt qu.a đ.ời vì mắc ung thư. Suốt những năm sau đó, tôi được anh trai nuôi dưỡng.

Gia đình tôi không có điều kiện nên anh trai tôi khó lấy vợ gần. Qua lời giới thiệu của vài người thân, anh trai tôi gặp được một cô gái có hoàn cảnh tương tự. Chị cũng có cuộc sống ngh.èo khó, bố mẹ đều m.ất sớm và phải sống nương tựa vào bà nội.

Kể từ khi anh chị kết hôn, gia đình tôi trở nên ấm cúng hơn vì có bàn tay chăm sóc của phụ nữ. Anh trai tôi vẫn ra ngoài kiếm tiền như trước đây. Còn chị dâu ở nhà làm việc gia đình. Vì biết tôi còn phải đóng nhiều tiền học. Chị thường nhận làm thêm công việc dọn dẹp thuê cho người trong làng nhằm gia tăng thu nhập. Biết tôi ham học nên chưa khi nào tôi thấy chị phàn nàn về khoản tiền học mỗi khi tôi cần phải nộp.

Cuộc sống của gia đình tôi cứ thế trôi đi. Tôi được anh chị nuôi lớn và cho ăn học không thua kém gì bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên, một biến cố bất ngờ xảy ra.
Ảnh minh hoạ
Vào năm tôi học lớp 11, anh trai tôi qu.a đ.ời sau khi đột ngột ng.ất x.ỉu trên công trường. Đồng nghiệp đã đưa đến bệnh viện ngay sau đó nhưng tim đã ngừng đập trên đường cấp cứu. Theo lời của bác sĩ, anh tôi bị s.uy th.ận thận nặng. Chị dâu và tôi đều sững sờ khi bác sĩ nói điều này.

Một vài người bạn đồng nghiệp của anh kể lại rằng nửa năm trước anh trai tôi thường xuyên phàn nàn về chứng đau thắt lưng. Do hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, anh đã không thăm khám và dẫn đến bệnh tình ngày càng xấu đi.

Sự ra đi của anh trai thực sự là một cú sốc đối với tôi. Bởi người thân duy nhất đã không còn. Tôi đã chính thức m.ất đi điểm tựa trong cuộc sống.

Sau khi anh trai qu.a đ.ời, tôi quyết định nghỉ học. Tôi muốn đi làm nhằm giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Tất nhiên, tôi không thông báo điều này cho chị dâu biết.

Tuy nhiên sau một tuần nghỉ học, chị dâu tôi nhận được tin từ nhà trường. Lần đầu tiên tôi thấy chị m.ất bình tĩnh với tôi đến như vậy. Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ từng lời chị nói với tôi khi đó. “Chị biết em nghĩ rằng chị không thể nuôi em ăn học. Hãy gạt bỏ suy nghĩ đấy lại. Mong muốn lớn nhất của anh trai em là nhìn thấy em vào được đại học, thành công trên đường đời. Giờ anh m.ất, chị sẽ thay anh thực hiện tâm nguyện đó. Dù có phải bán đi tất cả đồ đạc trong nhà, chị cũng sẽ không để em phải thiếu tiền đóng học.

Nếu có khả năng học tập, em hãy cố gắng chăm chỉ, đừng làm anh trai thất vọng. Em là niềm hy vọng của cả gia đình. Chị tin rằng em sẽ thành công”, chị dâu nói.

Sự thật b.àng h.oàng sau 6 năm về nhà

Không còn lựa chọn nào khác, tôi quay trở lại trường. Vào năm cuối cấp, tôi cũng đạt được ước nguyện của anh trai là đỗ vào một trường ĐH ở Thượng Hải. Vào ngày nhập học, chị dâu đã vay tiền của người thân và bạn bè để cho tôi đóng học phí.

Suốt những tháng năm học đại học, chị dâu làm đủ nghề để cho tôi có tiền trang trải chi phí ở thành phố. Biết chị vất vả, tôi cũng tranh thủ đi làm thêm vào buổi tối và ở lại làm việc vào những kỳ nghỉ.

Để cơ hội và thu nhập tốt hơn trong tương lai, tôi đã quyết định tham gia học thạc sĩ và tiến sĩ. Chia sẻ điều này, tôi không ngờ được chị rất ủng hộ.

Trong suốt 4 năm học đại học, số lần tôi về thăm chị đếm trên đầu ngón tay. Bởi đường sá xa xôi, chi phí đi lại tốn kém. Song chính sự vô tâm này khiến tôi không biết rằng chị dâu đã bị t.ai n.ạn đến mức phải cắt cụt 2 chân.

Cách đây 5 năm, đó là một ngày mùa đông cuối tháng 12. Trên đường đi đến chợ đầu mối, chị bị một ô tô ngược chiều tông phải. t.ai n.ạn xảy ra khiến chị thương nặng đến mức phải cắt cụt 2 chân.
Ảnh minh hoạ
Dù rơi vào tình cảnh như vậy nhưng chưa bao giờ chị nghĩ đến việc cho tôi nghỉ học để đi làm càng sớm càng tốt. Chị vẫn luôn ủng hộ để tôi học lên mức cao nhất có thể.

Trong suốt thời gian học từ năm 4 đến khi học lên Tiến sĩ, chị vẫn gửi cho tôi 1.000 NDT/tháng. Sau này tôi mới biết rằng số tiền đó là khoản bồi thường t.ai n.ạn mà chị nhận được. Không muốn làm tôi phân tâm, chị dâu đã liên kết với họ hàng cấm kể cho tôi nghe về tình hình ở nhà.

Có một thời gian chờ kết quả thi lên thạc sĩ, tôi rất muốn về thăm nhà. Nhưng khi gọi điện thông báo, chị luôn ngăn tôi với lý do đường đi xa, đi lại tốn kém. Dẫu vậy, lúc đó, tôi lại nghĩ rằng chắc chị dâu sợ tôi xin tiền nên không muốn tôi về nhà.

Không phụ lòng mong đợi của chị dâu, sau khi hoàn thành chương trình học tiến sĩ, tôi được mời làm tại một tập đoàn đa quốc gia ở Thượng Hải với mức lương mong ước. Khi nhận được tháng lương đầu tiên, tất cả những gì tôi muốn làm là chia sẻ niềm vui với người thân. Tôi quyết định tạo bất ngờ cho chị dâu, đặt vé tàu về thăm nhà. Đó cũng là lần đầu sau hơn 6 năm, tôi trở về nhà.

Đến khi mở cổng chạy vào nhà, tôi b.àng h.oàng khi nhìn thấy chị dâu đang ngồi trên xe lăn. Lúc đó, chị ngoài 40 tuổi nhưng mái tóc đã bạc hết, khuôn mặt đầy vết chân chim như người đã ngoài 50.

Sau khi nghe toàn bộ câu chuyện, tôi không thể kìm được cảm xúc mà đã oà khóc như một đứa trẻ. Dẫu vậy, lúc đó, chị vẫn mỉm cười và nói: “Không sao đâu, mọi đã qua. Chị không sao cả”.
Ảnh minh hoạ
Bị m.ất đi đôi chân nhưng suốt những năm tháng đó, chị vẫn làm việc để có thêm thu nhập. Chẳng trách, chị già hơn tuổi rất nhiều.

Sau khi biết chuyện, tôi quyết định dành toàn bộ số tiền tiết kiệm được để đưa cho chị sửa lại căn nhà cũ. Những tháng sau đó, tôi đều đặn gửi về biếu chị 5.000 NDT. Đối với tôi, dù có đưa cho chị dâu bao nhiêu tiền đi chăng nữa cũng là không đủ. Trách nhiệm của tôi những năm tháng sau này là phải bù đắp, chăm sóc chị dâu và rèn luyện các cháu thành tài.

Bài viết trên là chia sẻ của anh Chu Tuấn (Trung Quốc) đang được lan truyền trên nền tảng Toutiao.   

Tháng 6/2018, hơn 1.500 người ở làng Guanhu (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) đã tụ tập mở tiệc tân gia vô cùng hoành tráng, bởi mỗi gia đình sắp chuyển vào một căn biệt thự mới rộng 280 m2.

Nhiều năm trước, đây vẫn là một ngôi làng ngh.èo, dân làng chỉ là những nông dân bình thường. Vậy điều gì đã giúp họ đổi đời như vậy? Câu trả lời nằm ở Trần Sinh, vị đại gia 60 tuổi – Chủ tịch tập đoàn đồ uống Tiandi No 1 Beverage, ông chủ chuỗi th.ịt lợn cao cấp Yihao Tuzhu và đại gia bất động sản có tiếng. Ông chính là người đã xây tặng biệt thự cho cả làng.

Tuổi thơ cơ cực

Trần Sinh sinh ra trong một gia đình ngh.èo, bố m.ất sớm. Mẹ của ông không biết chữ nhưng rất ủng hộ việc học của các con. Ở trường, Trần Sinh học chăm chỉ, về nhà ông luôn chân luôn tay giúp đỡ mẹ.

Ngôi làng của Trần Sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Hầu hết các gia đình đều có hoàn cảnh khó khăn. Nơi đây còn được gọi là “làng ế vợ” vì phụ nữ đều đến nơi khác lấy chồng để thoát ngh.èo, để lại những chàng trai trong làng không lấy được vợ.

Nhà ngh.èo, Trần Sinh nhiều lần muốn bỏ học đi làm để phụ giúp gia đình nhưng mẹ ông đã thuyết phục con tiếp tục đi học. Năm 1980, Trần Sinh đỗ đại học. Ông được nhận vào khoa Kinh tế của Đại học Bắc Kinh.

Dân làng đổ xô đến nhà ông để chúc mừng. Tuy nhiên, Trần Sinh đứng trước nguy cơ không được đi học vì nhà không có tiền. Nhìn tờ giấy báo nhập học trên tay, Trần Sinh tuyệt vọng: “Chẳng lẽ cuộc đời tôi dừng lại ở đây sao?”.
Ảnh: Internet.
Thế nhưng vài ngày sau, dân làng kéo đến nhà Trần Sinh và nói với mẹ của ông: “Làng của chúng ta cuối cùng cũng có người đầu tiên đỗ đại học, vì thế, chúng ta nhất định phải cho thằng bé đi học”.

Một đại diện đã đưa cho Trần Sinh một tập tiền lẻ nhàu nát, tổng cộng là 21 nhân dân tệ – số tiền tương đương với thu nhập 1 tháng của viên chức nhà nước thời bấy giờ. Cầm số tiền đó của dân làng, Trần Sinh bật khóc cảm ơn tấm lòng của họ và khăn gói lên Bắc Kinh với lời tự hứa rằng khi thành công sẽ trả ơn cho dân làng hàng trăm nghìn lần.

Bỏ việc ổn định để kinh doanh

Năm 1984, sau khi tốt nghiệp, Trần Sinh giảng dạy tại Học viện giáo dục Quảng Đông và sau đó làm tại Thành ủy Quảng Châu và Trạm Giang. Mẹ của ông rất tự hào vì con trai có công việc tuy lương không cao nhưng ổn định. Tuy nhiên, vì học kinh tế nên Trần Sinh cảm thấy công việc này không phù hợp với mình.

Ông quyết định nghỉ việc bất chấp sự phản đối của mẹ. Ông nhớ lại: “Lý do hồi đó của tôi rất đơn giản: Vì tôi ngh.èo. Tôi chưa bao giờ đóng hay khóa cửa khi ngủ vì nơi tôi ở chẳng có thứ gì đáng để ăn trộm. Vậy nên tôi muốn làm giàu”.

Ở tuổi 28, Trần Sinh dứt khoát nghỉ việc viên chức, chuyển sang ngành trồng trọt, chăn nuôi và bất động sản. Nhờ óc kinh doanh nhạy bén, 3 năm sau, ông đã sở hữu khối tài sản trị giá nhiều triệu USD, điều hành một trong 3 công ty bất động sản lớn nhất Trạm Giang.

Chưa hài lòng, Trần Sinh tiếp tục thử sức ở những lĩnh vực mới nhưng đã gặp thất bại khi kinh doanh rượu vang, nước tăng lực và kinh doanh th.ịt gà.

Cuối cùng, vị doanh nhân quyết định tập trung vào sản phẩm nước ngọt có ga và th.ịt lợn sạch. Năm 2007, Trần Sinh giới thiệu “Lợn bản địa số 1” – thương hiệu th.ịt lợn chất lượng cao nổi tiếng khắp Trung Quốc. Hiện, nó đã có mặt tại 30 tỉnh và thành phố lớn ở đất nước tỷ dân, đạt doanh thu 1,8 tỷ nhân dân tệ năm 2018. Đến nay, thương hiệu đã kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử.
Trần Sinh (trái) trong một buổi giới thiệu sản phẩm th.ịt lợn. (Ảnh: Internet).
Năm 2008, Trần Sinh hùn vốn cùng một “đàn em” khóa dưới tại đại học để xây dựng “trường dạy bán th.ịt”, chuyên giảng dạy về th.ịt lợn. Đây là ngôi trường độc nhất, chỉ dạy về chăn nuôi và buôn bán th.ịt lợn chất lượng cao tại Trung Quốc.

Sự trả ơn của cậu bé ngh.èo năm xưa

Khi đã thành tỷ phú, Trần Sinh quay về ngôi làng năm xưa để trả ơn mọi người. Những năm đầu, ông tích cực quyên góp tiền để xây trường học và lát xi măng cho các con đường để dân làng đi lại thuận tiện.

Năm 2012, Trần Sinh đầu tư 100 triệu tệ để xây dựng một cơ sở chăn nuôi lợn trong làng với hơn 250 chuồng. Công ty của ông cung cấp lợn giống, thức ăn và vaccine cho đàn lợn đồng thời cam kết thu mua lợn sau khi xuất chuồng.

Thu nhập bình quân đầu người hàng năm của dân làng từ chỗ chỉ đạt 3.300 tệ vào trước năm 2012 giờ đây đã tăng lên gần 100.000 tệ/năm, tất cả là nhờ “cần câu cơm” mà Trần Sinh trao cho họ.

Sau khi giải quyết vấn đề thu nhập, Trần Sinh tính đến chuyện nhà ở cho dân làng. Ông tâm sự rằng mỗi khi trở về, nhìn thấy ngôi làng đổ nát và những người dân làm việc chăm chỉ nhưng vẫn không đủ tiền xây nhà mới, ông lại thấy xót xa. Chính vì thế, năm 2013, ông chi 200 triệu tệ để xây 258 biệt thự sang trọng trên đất do chính quyền cấp. Mỗi căn biệt thự rộng 280 m2, gồm 5 phòng ngủ, 2 phòng khách, 1 nhà xe và vườn.
Toàn cảnh khu biệt thự mà Trần Sinh xây cho dân làng (phía trên). (Ảnh: Internet).
Cuối năm 2017, khu dân cư hoàn thiện nhưng chưa thể bàn giao vì nhiều người từ nơi khác trở về và xin nhà. Nhiều gia đình thậm chí còn đòi 2 căn vì số người quá đông. Trần Sinh cho biết ông xây biệt thự dựa trên điều tra dân số năm 2013. Cuối cùng, ông quyết định xây thêm gần 70 căn nữa.

Với tầm nhìn dài hạn, vị đại gia còn xây thêm một số dãy biệt thự nhỏ ở quê nhà để phát triển du lịch nông thôn. Việc này có thể đem lại cho người dân nơi đây thu nhập khoảng 30.000 tệ mỗi năm. Ngoài ra, ông còn xây lại trường học, trợ cấp lương cho giáo viên để thu hút người giỏi về dạy dỗ cho con em trong làng.

Tháng 6/2018, Trần Sinh cùng mẹ về làng, trao chìa khóa cho từng hộ. Dân làng ai cũng bày tỏ lòng cảm kích đối với sự hào phóng của Trần Sinh. Đáp lại, ông chỉ khiêm tốn nói rằng làng Guanhu là nơi đã nuôi dưỡng và tạo điều kiện để ông có thể học đại học. Chính vì thế, sự trả ơn của ông là điều nên làm.
Ảnh: Internet.
Dân làng vui mừng nhận nhà mới. (Ảnh: Internet).
Trần Sinh (trái) trong lễ tân gia của cả làng. (Ảnh: Internet).
Ông phát biểu trong buổi lễ tân gia của cả làng: “Mai này, tôi sẽ già đi và về với tổ tiên. Việc tôi xây biệt thự và tạo kế sinh nhai cho mọi người là điều khiến tôi rất hạnh phúc. Tôi mong mọi người chăm lo cho thế hệ con cháu để chúng có điều kiện học hành và thành công. Tôi hi vọng sẽ có hàng trăm Trần Sinh để làng của chúng ta ngày càng phát triển”.

Ngày nay, nhờ Trần Sinh, dân làng Guanhu đã được sống trong những ngôi biệt thự hoành tráng, có cuộc sống sung túc, con cái của họ cũng được học hành tử tế và có tương lai tươi sáng.