×
×

Vì sao người Việt xưa đặt tên “nam Văn, nữ Thị”? Hoá ra vì điều này

Người Việt từ xưa khi đặt tên cho con thường không quên chữ đệm: “văn” cho con trai, “thị” cho con gái để phân biệt giới tính ngay trong cách gọi hàng ngày.

Từ thuở xa xưa, trong cách đặt tên con của người Việt đã xuất hiện các cụm từ thường xuyên đệm trước tên chính như “nam Văn nữ Thị”, đây cũng là một nét truyền thống lâu đời được gìn giữ tới tận hôm nay.


Empty

Tên con trai thường đệm “Văn”

Trước hết, đối với nam, người xưa quan niệm, nhà nào sinh được con trai sẽ có phúc và “giá trị” hơn nhiều so với con gái. Như câu “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” có nghĩa là một người con trai còn hơn mười người con gái. Đồng thời, ở thời đại phong kiến, chỉ có con trai mới được phép đến trường đi học và thi cử. Nhà nào cũng hy vọng con trai của mình có chữ nghĩa, kiến thức, văn chương sâu rộng. Chính vì vậy khi đặt tên cho con, họ đều lấy chữ “Văn” làm tên đệm để con có đường công danh khoa cử thuận lợi.

Theo thời gian, chữ “Văn” ngày càng được ưa chuộng đặt tên cho con trai để hiện thực hoá ước mơ của cha mẹ. Lâu dần, điều này trở thành tâm thức của người Việt đến tận thời hiện đại. Ngày nay, ở nhiều nơi khắp Việt Nam, người dân vẫn ưa chuộng công thức đặt tên (Họ) + Văn + (Tên) để tưởng nhớ đến cội nguồn của cha ông ta.

Tên con gái thường đệm “Thị”

Đối với nữ, trong tên thường có chữ “Thị” nhằm để phân biệt với đàn ông. Thực tế, chữ ‘thị” bắt buồn từ phương Bắc, trải qua hơn ngàn năm đô hộ, chữ “thị” dần xuất hiện nhiều trong dân gian Việt Nam. “Thị” là một từ Việt gốc Hán có ý ám chỉ phụ nữ. Trong tuyển “Từ nguyên từ điển” có câu “Phu nhân xưng thị” (đàn bà gọi là thị). Chữ “thị” thường xuất hiện phía sau họ của một người, ví dụ như Dương thị, Lưu thị, Trần thị… mang nghĩa là “vợ của người họ Dương”, “vợ của người họ Lưu”, “vợ của người họ Trần’…
Empty
Trong văn hoá đặt tên của Việt Nam, người ta thường nhầm “thị” ý chỉ là một từ liên quan đến phụ nữ nên đặt tên cho con gái. Kể từ thế kỷ 15, chữ “thị” xuất hiện nhiều trong tên của phụ nữ với công thức (Họ) + Thị + (Tên). Ít ai biết rằng chữ “thị” vốn dĩ mang ý nghĩa ban đầu là để gọi người con gái đã trưởng thành (thường là cưới chồng).

Ngày nay, do văn hoá nhiều quốc gia du nhập và sự phát triển của Internet nên người Việt Nam có nhiều cách đặt tên cho con. Dần dần, chữ đệm “Văn” và “Thị” ít xuất hiện trong tên của những đứa trẻ hiện đại. Tuy nhiên, đó vẫn là một nét văn hoá dân gian đặc biệt của người Việt Nam ta xưa đến nay.

Related Posts

Thiên thần Hàn Quốc sang VN biểu diễn thì bất ngờ bị chụp lén trong phòng thay đồ, còn có cả cờ nhíp 2 phút nét căng

Hình ảnh Nancy (Momoland) đang thay đồ được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội khiến người hâm mộ vô cùng bức xúc.    Mới đây,…

Sợ vợ bòn tiền cho nhà ngoại chỉ đưa 2 triệu/tháng, lần đầu ăn Tết quê ngoại tôi run lẩy bẩy

Biết về gia cảnh nhà vợ, tôi suy nghĩ rất nhiều. Tôi có thể lo cho vợ con không có nghĩa là phải lo cho cả nhà…

Danh tính nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

Tối 24/5, đại diện UBND quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, đã làm rõ danh tính, thông tin năm sinh và quê quán của 11/14 nạn…

Cháy nhà trọ ở Trung Kính: Người chết cháy nhiều hơn chết ngạt

 Trong vụ cháy nhà trọ tại phố Trung Kính (Hà Nội), số nạn nhân chết cháy nhiều hơn chết ngạt vì lửa xộc thẳng vào từng phòng…

Bị đăng cờ nhíp với gái trẻ khắp cõi mạng, ca sĩ Quang Lê nổi đoá đăng luôn cờ nhíp còn nồng nhiệt hơn, không thể rời mắt vì quá đã

Mới đây, tài khoản TikTok mang tên Quang Lê có tick xanh, với hơn 58.000 người theo dõi đăng tải clip nhạy cảm giữa nam ca sĩ…

Thanh niên dùng búa đập tường cứu 3 người trong đám cháy: ‘Đừng gọi em là người hùng’

Nhìn thấy chỉ còn một lối duy nhất không có lửa bao vây, anh Tuấn cùng 2 người khác leo thang lên rồi đục tường của căn…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *